Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XIV Mùa Thường Niên (Mt 10,16-23) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN XIV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 10,16-23

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: St 48,1-7.28-30

Giuse bị bán làm nô lệ bên Ai Cập, đã trở thành tể tướng của Pharaô. Khi anh em ông đến xin lúa mì giữa thời kỳ đói khổ. Ông đã tỏ mình cho họ biết ông đã tha thứ cho họ. Ong còn xin cha và cả gia đình đến ngụ tại Ai Cập. Câu truyện này đã được truyền miệng cho nhau nghe trong dân Israel trước khi được viết ra. Toàn dân gắn bó với nhau nhờ kỷ niệm chung đó… điều giải thích phần tiếp sau của lịch sử Israel.

Ong Israel ra đi ông đem theo tất cả những gì ông có và đến giếng thề, tại đây ông dâng hy tế lên Thiên Chúa của Isaac, cha của ông.

Những người du mục này rời chỗ nhiều lần nữa, họ không hề tới một giai đoạn quan trọng nào mà không dâng hy lễ các giai đoạn trong cuộc sống chúng ta. Có được ghi dấu như thế không?

Ban đêm trong một thị kiến ông nghe Chúa gọi ông và nói với ông rằng: "Hỡi Giacob, Giacob"

Ong liền thưa: "Này tôi đây"

Nghe gọi tên mình.

Sẵn sàng đáp lời.

Đó là tóm kết chính xác của Đức tin, một sự đáp lời. Thiên Chúa, sáng kiến. Nhưng chúng ta có biết trả lời Người không? Mối liên hệ với Chúa luôn mở rộng, trao tặng nhưng không về phía Chúa. Nhưng chúng ta lại bịt tai ân sủng và tự do, ơn Thiên Chúa có thể được tiếp nhận hay bị chối từ. Ngay từ Hôn Nay nữa, Chúa còn gọi tên tôi.

“Mỗi phút giây đều có lời Thiên Chúa gọi mời tôi. Tôi sẽ đáp lời thế nào?”

Người đừng sợ, hãy Xuống xứ Ai Cập, vì ở đó Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân tộc vĩ đại Ta sẽ xuống đó với ngươi. Cũng chính Ta sẽ đưa ngươi trở về: tay Giuse đã đặt trên mắt ngươi.

Rõ ràng là một câu chuyện đã được viết ra sau sự việc khi các biến cố đã chứng thực bằng sự kiện lời tiên báo này. Nhưng không cần nhìn các sự lạ trong các “thị kiến " và các lời “tiên tri " này. Điều đó có thể đã diễn ra một cách tự nhiên, phần nào như khi nó xảy ra đối với chúng ta, trong vài giai đoạn quan trọng của cuộc sống, cần tin tưởng vào Chúa, khi hướng vọng tương lai. Đó là đặc tính của niềm cậy trông.

Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi nỗi ám ảnh vì sợ hãi tương lai. Chúa Giêsu sẽ nói: "Sự khó ngày nào dù cho ngày ấy”. Được ngày nào, hãy sống cho tròn ngày đó. Tương lai ở trong tay Chúa. Giavê đã nói với Giacob: "Ta đi với ngươi”. Tôi có vững tin rằng Chúa cùng ở với tôi không?

Giacóp sang Ai Cập với tất cả dòng dõi ông.

Ta biết rằng tất cả sẽ không tươi hồng đối với cuộc hành trình khởi đầu hôm nay. Trong vài thế kỷ nữa, ngọn gió lịch sử sẽ đổi. Và các con cháu của Giacop sẽ phải khóc rống dưới các lằn roi của các thủ lĩnh chỉ huy nô dịch (Xh 2,23-24). Khi đó, Thiên Chúa lại phải can thiệp, lần này qua Môsê, để cứu dân Người khỏi cảnh nô lệ.

“Sự khó ngày, nào đủ cho ngày ấy. "... Sống “hôm qua " hay “ngày mai " chẳng ích lợi gì, mà phải sống hôm nay ngày mai sẽ lo” (Mt 6,34)

Vừa thấy cha, Giuse ôm cổ cha mà khóc.

Trong hình bóng, sau các "câu truyện" của Cựu ước, thường diễn ra các “câu truyện " khác của Tân ước.

Giuse, bị bán đi và đã cứu anh em mình, ông biểu thị Chúa Giêsu.

Cuộc tái ngộ cha con, tiên báo hành trình của những người được giải hòa với cha.

Qua đau khổ tiếp đến niềm vui, đây đã là một sự “vượt qua” nào đó.

Bài đọc II: Hs 14,2-10

Đây là trang cuối cùng cuốn sách kỳ diệu của ngôn sứ Osée qua cuộc tình duyên bất hạnh qua đau khổ vì bị con cái hạ nhục... ông đã đọc thấy qua đời tư của ông tình yêu Thiên Chúa lớn lao hơn mọi sự biết bao.

Thực thế, như trong tất cả các ngôn sứ, chúng ta đã gặp thấy sự ngoan cố rõ ràng để đoán biết được sự thối nát của một xã hội. Không nên sợ chiếc “dao mổ" nó khoét các vết thương để chữa lành. Biết bao ngôn sứ xuất hiện trong thời đại chúng ta. Và chớ gì họ nói sự thật cho chúng ta. Ước gì họ phát giác ra cho ta các triệu chứng bệnh hoại thư đang thâm nhập vào xã hội chúng ta!

Nhưng các lời hăm dọa không phải là những lời cuối cùng của ngôn sứ Osée.

Israel hỡi, hãy trở lại với Giavê, Thiên Chúa của ngươi. Vì chính bởi tội ngươi mà ngươi té nhào.. Hãy nói những lời thành thật... Hãy cất hết mọi tội của ngươi... Hãy chấp nhận điều lành. "

“Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng " (Mc 1,15).

Người ta sẽ không bao giờ nói cho đủ là Tin vào Thiên Chúa, kết Giao ước với Người, là bao hàm tất cả các thái độ luân lý, xã hội, chính trị. Và chúng ta đã bắt đầu thấy các ngôn sứ can thiệp vào các lĩnh vực trần thế các giao tiếp xã hội, thương mại, thủ tục pháp lý...biến cố quốc tế đời sống tình đục đời sống gia đình, vv…

Tuy nhiên, các ngôn sứ thường không phải là các lãnh tụ đảng phái, cũng không phải là những người khích động xã hội hoặc chính trị. Họ biết rõ, chỉ thay đổi cơ cấu thì chưa đủ...Tha hoá, áp đặt, bất công vẫn còn trong mọi hệ thống và dưới mọi vòm trời bằng nhiều dạng thức mới mẻ. “Thay đổi xã hội” như người ta thường nói ngày nay, có thể là một bước đi báo trước đích thực.

Nhưng than ôi! Điều đó chưa dễ gì thực hiện, bởi vì xã hội là... các người khác. Người ta yêu cầu những người khác thay đổi. Không, thay đổi các cơ cấu thì chưa đủ, phải thay đổi cả tâm hồn nữa. Và chính là cho sự thay đổi căn bản này mà các ngôn sứ kêu mời ta.

Không phải Assyrie có thể giải cứu chúng tôi, chúng tôi sẽ không cưỡi ngựa là chúng tôi sẽ không nói tới sản phẩm đỏ tay chúng tôi làm ra là "Chúa chúng tôi”.

Đó là sự triệt tiêu tính huyền thoại của mọi hệ thống nhân loại. Lúc mà quyền lực của Samari yếu đi, khi mà chế độ xã hội lung lay, thì không ích gì mà nương tựa vào quyền lực của Assyne. Hỡi ôi, Assyrie cũng yếu kém lắm.

Chỉ một mình Thiên Chúa mới có khả năng tương đối hóa tất cả mọi sự.

Chỉ nương dựa vào sức ngựa, hoặc vào các máy móc tinh vi thì thật là chuyện nực cười vì chúng là sản phẩm do tay người phàm làm ra, cũng mỏng manh như những cánh tay người đã tạo nên chúng.

Có ai khôn để hiểu được các điều này, ai thông minh để tìm biết nó? Vâng đường lối của Giavê thì ngay thẳng và các người công chính đi trên đó, còn quân phản nghịch thì té nhào.

Nương dựa vào Thiên Chúa. Thay đổi tâm hồn lớn lên trong tình mến..

Đó là sự khôn ngoan. Đó là sự thông minh đích thực.

Ta sẽ chữa lành chúng. Ta sẽ hết lòng yêu thương nó... Ta sẽ là sương móc cho Israel. Nó sẽ-trổ hoa như cây huệ. Nó sẽ đâm rễ sâu như núi Liban... Chồi non của nó sẽ nhú ra... Trang sức của nó sẽ như cây ô-liu... Hương thơm của nó như của rừng Liban... Chúng sẽ làm lúa miến mọc lên. Chúng sẽ nở hoa như cây nho. Chúng sẽ nổi tiếng như rượu Liban...

Tôi để mỗi hình ảnh trên dậy lên trong tôi.

Các nghi lễ tôn thờ sự phong phú của thiên nhiên, chỉ là một bức biếm họa. Nguồn phú túc chân thật, sức sống sâu xa, sự sống phong phú, chính là Thiên Chúa.

BÀI TIN MỪNG: Mt 10,16-23

Thầy sai anh em đi như chiên vào giữa bầy sói.

Các tông đồ được cảnh giác kỹ: họ như chiên hiền lành không được - che chở bảo vệ, bị phó mặc cho các đối thủ, như sói dữ đầy hung hãn và mãnh liệt.

Nước Thiên Chúa tỏ hiện trong sự yếu đuối của Đức Giêsu và sứ giả Người sau này, thánh Phaolô cũng nói: “Sức mạnh của Chúa được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối (2 C 12,9)

Toàn thể lịch sử Giáo hội dệt đầy chân lý này: đó là những kẻ bé nhỏ, tầm thường đã làm được những sự việc lớn lao cao cả nhất. Bê-ma-đét Subiru là em bé yếu hèn nhất ở Lộ Đttc, thế mà Thiên Chúa đã chọn em để truyền đạt sứ điệp của Đức Trinh Nữ.

Tôi có thực sự tin tưởng vào sức mạnh của Thiên Chúa, Đấng có thể làm chứng điều vĩ đại trong sự yếu hèn của tôi không?

Vậy anh em phải khôn như con rắn và đơn sơ như bồ câu.

Đức Giêsu dùng thế giới động vật để so sánh.

Người báo trước cho các tông đồ sẽ bị người đời ngược đãi. Nhưng Người khuyên các ông đừng đưa thân hứng chịu cách vụng về: Đức Giêsu yêu cầu ta hãy trở nên “khôn lanh” nghĩa là thông minh, khéo léo, tinh tế như loài rắn…

Tuy nhiên, ta cũng cần phải đơn sơ nghĩa là đơn thành không mưu mô, hậu ý, giả dối như bồ câu…

Cần phải cho thiên hạ cảm thấy rằng, sứ giả của Tin Mừng chỉ chuyên lo phụng sự Chúa, không tìm kiếm tư lợi.

Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng... Anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua Chúa quan quyền vì Thầy, để anh em làm chứng.

Đối với các tông đồ, Đức Giêsu không chút giấu diếm: Tin Mừng đôi khi có thể tạo nên chống đối và ngược đãi. Người không ngại nói lên điều đó. Người yêu cầu ta hãy giữ thái độ can đảm như Người.

Chính Người đã bị tố cáo trước tòa Philatô.

Anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì: chính Thánh Thần của Chúa Cha nói trong anh em.

Các tông đồ không cần phải băn khoăn lo lắng. Họ đâu chỉ dựa vào sự hiểu biết cá nhân để tìm những câu đối đáp: đâu có Thánh Thần của Thiên Chúa “ở trong họ”, Người cũng “cư ngụ trong tâm hồn ta”.

Tôi dành đôi chút thinh lặng để tưởng nghĩ tới Thánh Thần đang ngự trong tôi... Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết lắng nghe và ngoan ngoãn vâng theo Chúa.

Vì Thầy anh em sẽ bị mọi người ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.

Chống đối và ngược đãi đôi khi xảy ra, ngay tại gia đình mình. Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con. Hận thù có thể nảy sinh khắp nơi.

Đức Giêsu đề nghị cho ta một giải pháp duy nhất: “Hãy bền chí”, luôn trung thành. Hãy vững vàng và can đảm trước mọi thất vọng, chống đối, thất bại. Điều quan trọng là phần rỗi đời đời là được cứu độ … là biết rằng Đức Giêsu luôn ở với ta.

Trước khi Con Người đến.

Đức Giêsu báo trước Người sẽ trở lại: đó là lời hứa mang đến nguồn an ủi đích thực. Đức Giêsu hứa, Người sẽ “đến” ta sẽ, gặp Người, ta sẽ sống với Người. Giữa cảnh đời mù tối và thất bại, ta hãy vững tin vào lời hứa đó. Đức Maria cũng nói với thánh Bênađét. Mẹ không hứa giúp con hạnh phúc ở đời này, nhưng ở đời sau.

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đức Giê-su tiên báo những cuộc bách hại.

HOÀN CẢNH:

Sau khi huấn thị các Tông Đồ về mục đích, tinh thần và cách thế của người Tông Đồ đi truyền giáo, Đức Giê Su tiên báo cuộc bách hại mà các Tông Đồ gặp phải trên bước đường truyền giáo.

Ý CHÍNH:

Bài Tin-Mừng hôm nay ghi lại những lời Đức Giê Su tiên báo cho các Tông Đồ biết đối phó với những bách hại trên đường truyền giáo.

TÌM HIỂU:

 “này, thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói”:

hình ảnh bầy sói ám chỉ những bách hại và thử thách mà các Tông Đồ phải đương đầu, đồng thời cũng phải hiểu Chúa muốn nói đến các ngôn sứ giả (Mt 7,15; Cv 20,29) để cảnh giác các Tông Đồ trước những chống đối hiểm độc của những kẻ nhân danh chân lý, nhân danh lời Chúa để phá hoại Tin-Mừng.

trước âm mưu xảo quyệt và nguyện biện như thế, người môn đệ phải khôn như con rắn. Rắn có tài tránh nguy hiểm và luôn giữ cái đầu cho khỏi bị đánh. Người Tông Đồ đừng để cho mình bị lọt vào tròng của những ông tiến sĩ giả, nếu cần thì phải tránh đụng độ với họ. Tuy nhiên vẫn phải giữ tâm hồn và thái độ đơn sơ hiền hậu như con chim bồ câu, loài chim hơi nghe tiếng động là bay đi và vẫn được coi là hiền lành.

 “Hãy coi chừng người đời…”:

Đến đây các huấn thị của Chúa mang tính cách chung chung hơn và nhắm tới một tương lai xa, khi sứ vụ rao giảng được thực cho dân ngoại.

Bị bách hại là số phận thường tình của người Tông Đồ, vì chỉ có thế, Nước-Trời mới đến được trần gian này. Nhưng giữa những cuộc bách hại, người Tông Đồ có được hai lý do để hãnh diện và tự an ủi: một là vì thầy mà mình gặp bách hại; hai là bách lại là dịp để đưa lời chứng hùng hồn của mình ra trước hội đường Do Thái, vua Chúa quan quyền ngoại giáo vì thầy.

 “Khi người ta nộp anh em…”:

Trước những âm mưu, những lý luận cũng như khủng bố của người đời, Chúa kitô luôn bảo đảm cho người Tông Đồ luôn luôn có thánh thần của Chúa Cha hỗ trợ. Vì thế, người Tông Đồ phải gạt bỏ mọi lo lắng để hoàn toàn tín thác vào Chúa.

 “Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết…”:

Sự bách hại có thể xảy ra trong bầu không khí thân thương là gia đình. Điều này chứng tỏ người Tông Đồ không thể nào tránh khỏi bách hại được. Vì thế cần phải bền chí giữ vững tinh thần và trung thành với Chúa đến cùng, thì người Tông Đồ mới đạt đến thành công.

 “Khi người ta bách hại anh em…”:

Thái độ cần phải có khi bị bách hại: đã hẳn người Tông Đồ phải can đảm và kiên trì trong bách hại và khủng bố, nhưng không được liều mạng một cách vô ích: nếu cần thì cũng phải tránh những nguy hiểm được phần nào hay phần ấy.

Anh em chưa đi hết các thành của Giêrusalem thì con Người đã đến…”:

Qua kiểu nói này, Đức Giê Su muốn ám chỉ đến sự phục sinh của người sau cái chết, và xa hơn nữa đến sự sụp đổ của giêrusalem vì thái độ chống đối Tin-Mừng. Và vì thế báo trước cho các Tông Đồ sự thắng thế của Tin-Mừng sau những gian nan thử thách.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1 “Thầy sai anh em đi như chiên giữa bầy sói”: Người Tông Đồ đã được sai đi truyền giáo và phải đương đầu với những bách hại. Đó là số phận thường tình của người Tông Đồ.

 Người Tông Đồ bị bách hại do nhiều lý do khác nhau:

 Lý do chủ quan:do khiếm khuyết của người Tông Đồ.

 Lý do khách quan:

*Vì người ta hiểu sai về việc rao giảng lời Chúa hoặc việc truyền giáo.

*Vì người ta có thành kiến rằng rao giảng lời Chúa là Hội Thánh ép buộc lương tâm người ta, áp đặt trái với những điều người ta.

*Người ta căm ghét các Tông Đồ chỉ vì người ta không có can đảm từ bỏ tội lỗi. Quả vậy, lời rao giảng của các Tông Đồ thường vặt trần tính cách giả tạo phù du thần tượng mà người ta tin cậy như tiền bạc, quyền bính, danh vọng, tiện nghi, lạc thú, …hoặc đòi hỏi một xã hội chẳng những phải thay đổi các cơ cấu và nhất là phải đổi mới các cõi lòng, thế là lời rao giảng đi ngược lại với các đam mê tự nhiên của con người, làm xáo trộn cuộc sống đang hưởng thụ và gây khó chịu cho người ta.

*vì ghen tuông của những người có địa vị: sợ mất ảnh hưởng…

2. “Anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu”:

trước những bách hại, Chúa Giê-su khuyên người Tông Đồ phải khôn ngoan như con rắn. So sánh như thế để nói lên sự khôn ngoan và cẩn thận trong việc Tông Đồ. Trong mức độ có thể, phải tránh không nên khiêu khích điều dữ đã có sẵn. Đàng khác đây không phải là sự khôn ngoan lèo lái. Trái lại khôn ngoan phải đi đôi với lòng trung thành, đơn sơ, trong trắng như chim bồ câu.

Đức khôn ngoan đẹp nhất là những ý tưởng ngay lành đi đôi với tính thận trọng và óc biết phán đoán.

3. “Hãy coi chừng người đời”:

Chúa Giê-su cảnh giác các t dvề các cuộc bách hại, và đồng cũng khích lệ các Tông Đồ bằng cách chỉ vẽ cho các ông biết dùng những cuộc bách hại để làm chứng tá công khai cho Đức Kitô, nếu như họ biết giữ được lòng can trường cần thiết. Vì chưng, Chúa Giê-su đã hứa ban Thánh Thần của Chúa Cha đến giúp họ, như thể Thiên-Chúa đã phán cùng Môsê: “chúng ta ở với miệng người và ta sẽ dạy ngươi nhiều điều phải nói” (Xh 4,12).

Người Tông Đồ cần đón nhận những thử thách, những bách hại và những khó khăn trong khi thi hành sứ vụ rao giảng để làm chứng nhân cho Chúa Kitô và giáo huấn của Người.

4. “Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh …”:

Người Tông Đồ không tìm đâu được chỗ an toàn, vì ngay trong gia đình thân thương và gắn bó nhất, cũng xảy ra những cuộc bách hại gây ra cho nhau. Lý do là vì có kẻ nghịch, người thuận với giáo huấn của Tin-Mừng.

Khi gặp bách hại, thử thách, khó khăn, trong khi làm việc Tông Đồ, người Tông Đồ phải biết:

*Cầu nguyện, vì Chúa thánh thần sẽ ban ơn trợ giúp và ban ơn khôn ngoan khi phải đối phó với thử thách.

*Phải luôn luôn có thái độ dịu dàng và khiêm tốn đối với mọi người.

*Phải biết yêu thương mọi người để có thể luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người biết đón nhận Chúa, cảm nghiệm về tình yêu thương của Chúa và dấn thân sống theo Chúa.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.